Tổ chức lương thực thế giới ( FAO ) báo động tình trạng thiếu lương thực tại các nước Châu Á - TBD
Sản xuất lương thực trên thế giới từ nay đến năm 2050 cần tăng 60% để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ cho nhân loại. Tuyên bố trên được Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đưa ra tại Hội nghị về an ninh lương thực tổ chức tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ.
FAO cho biết mặc dù nhu cầu lương thực trên thế giới ngày càng tăng, song ngân sách dành cho nghiên cứu nông nghiệp lại giảm đi một cách đáng kể, do vậy các chuyên gia lo ngại, trong tương lai, cung sẽ tăng chậm hơn cầu. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt lương thực sẽ là gánh nặng cho những quốc gia chậm phát triển - nơi có tỷ lệ dân số tăng cao.
FAO cho biết mặc dù nhu cầu lương thực trên thế giới ngày càng tăng, song ngân sách dành cho nghiên cứu nông nghiệp lại giảm đi một cách đáng kể, do vậy các chuyên gia lo ngại, trong tương lai, cung sẽ tăng chậm hơn cầu. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt lương thực sẽ là gánh nặng cho những quốc gia chậm phát triển - nơi có tỷ lệ dân số tăng cao.
Theo FAO, tại những quốc gia nghèo, sản lượng nông nghiệp phải tăng 77% mới có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho người dân và nếu mục tiêu này không đạt được thì chỉ riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ có hơn 500 triệu người bị suy dinh dưỡng.
FAO cũng cảnh báo tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng sẽ dẫn tới nguy cơ xảy ra bạo loạn xã hội, khủng hoảng chính trị, nội chiến và khủng bố. Hiện trên thế giới có khoảng 842 triệu người bị thiếu dinh dưỡng và 2/3 trong số đó sống tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là nơi 20% trẻ em bị thiếu ăn.
Trước tình trạng đó, FAO kêu gọi các nước châu Á cần tăng diện tích trồng trọt hoặc nâng cao sản lượng nông nghiệp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét